Sau Mộc bản triều Nguyễn, Văn bia – Văn Miếu Quốc Tử giám, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thứ 3 được thế giới ghi danh. Đây trở thành nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho việc nghiên cứu sự phát triển của ngôn ngữ Việt nói chung, của chữ Nôm nói riêng trong lịch sử.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chùa Vĩnh Nghiêm là một trung tâm ấn hành, xuất bản lớn của Phật giáo Việt Nam. Kho mộc bản (ván khắc) hiện nay vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách (âm bản) khoảng 2000 chữ Nôm, chữ Hán.
Các mộc bản đều được làm từ gỗ cây thị, khắc bằng chữ Hán cổ và Nôm, số ít khắc xen cài chữ Phạn và được bảo quản một cách đặc biệt. Chữ được khắc ngược trên hai mặt của mỗi ván gỗ (số ít khắc một mặt) với độ sâu từ 1 – 1,5mm. Kỹ thuật khắc chữ và hình ảnh trang trí trên mỗi tấm ván được thực hiện đúng theo qui chuẩn in của Việt Nam.
Cùng Khám phá Việt Nam về thăm ngôi chùa Vĩnh Nghiêm để tìm hiểu sâu hơn về kho Mộc bản vô giá này:
Khám phá Việt Nam